Hô hàm trên không phải là trường hợp hiếm gặp hiện nay do di truyền hoặc nguyên nhân khác. Muốn giải quyết triệt để, nhiều người đã chọn niềng răng. Tuy nhiên, hô hàm trên có niềng răng được không? Có hiệu quả hơn? Thời gian cụ thể là bao lâu? Nếu chung câu hỏi trên thì đừng bỏ qua thông tin cụ thể dưới đây nhé!
Mục lục
Các loại răng hô hàm trên
Răng hô hàm trên là tình trạng răng, xương hàm hoặc cả răng và xương hàm trên bị nhô ra trước quá nhiều. Điều này làm cho tương quan hai hàm không đạt chuẩn khớp cắn. Răng hô hàm trên được chia thành 3 loại:
- Răng hô do răng: Là răng không mọc theo phương thẳng đứng, bị chìa ra ngoài nhiều.
- Răng hô do xương hàm: Là tình trạng xương hàm phát triển quá mức so với cấu trúc vùng xương trên khuôn mặt, làm xương hàm bị nhô ra gây mất cân đối với toàn thể khuôn mặt.
- Răng hô do cả răng và xương kết hợp: Là tình trạng có cả 2 dấu hiệu nhận biết của hô răng và hô xương hàm.
Hô hàm trên có niềng được không?
Không phải trường hợp nào bị hô hàm trên thì niềng răng sẽ khắc phục được. Điều này còn tùy theo nguyên nhân, tình trạng răng bị hô và phương pháp điều trị khác nhau:
– Nếu hô hàm trên do răng: Niềng răng giúp khắc phục hiệu quả tình trạng này, mang đến nụ cười tươi tắn nhất.
– Nếu hô hàm trên do cấu trúc xương hàm: Niềng răng sẽ không cải thiện đáng kể. Trong trường hợp này, bạn cần phẫu thuật hàm để điều chỉnh cấu trúc xương hàm về đúng chuẩn thẩm mỹ.
– Nếu hô hàm trên do cả răng và hàm: Cần kết hợp điều trị phẫu thuật và niềng răng mới khắc phục triệt để. Nếu chỉ dùng 1 trong 2 thì chỉ khắc phục được một phần nguyên nhân mà không giải quyết hoàn toàn tình trạng trên.
Muốn xác định chính xác nguyên nhân tình trạng hô do răng, xương hàm hay cả răng & xương hàm, bạn cần được bác sĩ kiểm tra, chụp phim X-quang cẩn thận. Dựa vào kết quả cũng như phân tích cụ thể qua phim chụp, bác sĩ sẽ thông báo chính xác nguyên nhân và đưa ra phương án điều trị thích hợp nhất.
Niềng răng hô hàm trên nên dùng phương pháp nào?
Với sự phát triển của ngành y khoa hiện nay, niềng răng hô hàm trên có rất nhiều lựa chọn khác nhau tùy theo nhu cầu thẩm mỹ, đặc thù công việc, khả năng tài chính của mỗi người. Trong đó điển hình là niềng răng mắc cài và niềng răng trong suốt.
Niềng răng mắc cài được chia thành hai loại chính là niềng răng mắc cài thường và niềng răng mắc cài tự đóng (tự khóa).
Niềng răng mắc cài thường
Niềng răng mắc cài thường có lịch sử lâu đời nhất nhưng vẫn được chuyên gia đánh giá cao. Nguyên lý hoạt động là đính các mắc cài cố định lên răng, dây cung nằm trên các răng và được cố định hai đầu bằng thun nha khoa.
Ưu điểm của niềng răng mắc cài thường
- Dây cung có thể tạo ra lực kéo đủ lớn để nắn chỉnh răng về vị trí mong muốn
- Chi phí thấp nhất so với phương pháp khác
Nhược điểm của niềng răng mắc cài thường
- Phần dây thun có thể không ổn định, sau một thời gian độ đàn hồi của dây bị giảm xuống, khả năng giữ dây cung bị ảnh hưởng
- Tính thẩm mỹ chưa cao do vẫn lộ dấu vết đeo khí cụ
- Sẽ cảm thấy hơi khó chịu trong thời gian đầu khi bạn chưa quen
Niềng răng mắc cài tự đóng/tự khóa
Niềng răng mắc cài tự đóng/tự khóa có sự cải thiện hơn nhiều so với mắc cài truyền thống ở trên. Thay vì sử dụng dây thun, người ta sẽ sử dụng chốt tự động. Những chốt này giúp cố định chặt chẽ phần dây cung bên trong rãnh mắc cài và giảm ma sát lên răng hiệu quả nhất.
Ưu điểm niềng răng mắc cài tự đóng/tự khóa
- Chốt tự đóng giữ dây cung chắc chắn hơn, không xảy ra tình trạng dây bị nhão hay mất đi độ đàn hồi
- Lực kéo của chốt tự động luôn được duy trì sẽ hạn chế ảnh hưởng tiến độ dịch chuyển của răng, đảm bảo đúng theo phương án của bác sĩ
- Thiết kế của mắc cài tự đóng mỏng và gọn hơn rất nhiều so với mắc cài thường.
Nhược điểm niềng răng mắc cài tự đóng/tự khóa
- Có thể vẫn còn lộ ra dấu vết của khí cụ
- Chi phí cao hơn so với mắc cài thường
Niềng răng trong suốt
Niềng răng trong suốt hay “niềng răng vô hình” được đánh giá là phương pháp hiện đại nhất với nhiều ưu điểm vượt trội. Trong đó nổi tiếng là thương hiệu Invisalign đến từ Hoa Kỳ. Niềng răng Invisalign được thiết kế từ chất liệu đặc biệt trong suốt có thể ôm sát khít vào bên trong khung hàm, tạo lực siết mà không cần đến mắc cài, không để lộ dấu vết chỉnh nha, hoàn toàn không vướng víu hay khó chịu.
Trong suốt quá trình thực hiện, bạn cần khoảng 20- 48 khay khác nhau cho từng giai đoạn. Mỗi giai đoạn sẽ giúp răng di chuyển từng chút một vô cùng nhẹ nhàng, thoải mái.
Ưu điểm niềng răng trong suốt
- Tính thẩm mỹ cao nhất do không để lộ khí cụ
- Khay niềng mềm dẻo, ôm sát khít với răng cực kỳ thoải mái
- Dễ dàng tháo lắp khi ăn uống hoặc vệ sinh răng miệng
- Thoải mái vận động, vui chơi không sợ bung tuột
Nhược điểm niềng răng trong suốt
- Chi phí cao nhất trong các phương pháp chỉnh nha
Hô hàm trên có niềng được 1 hàm không?
Nếu chỉ hô hàm trên, nhiều người nghĩ rằng có thể niềng được một hàm. Điều này chỉ diễn ra trong trường hợp răng hàm dưới mọc đều, khớp cắn răng tương đối chuẩn. Khi đó răng trên cung hàm được dịch chuyển về đúng vị trí mong muốn vẫn đảm bảo chuẩn khớp cắn và khả năng ăn nhai tốt cho bệnh nhân.
Tuy nhiên, chỉ số rất ít trường hợp có thể niềng được một hàm. Đa phần phải niềng 2 hàm mới đảm bảo nụ cười đẹp nhất.
Xem thêm: Tổng hợp ảnh trước và sau khi niềng răng hô tại nha khoa Thúy Đức
Niềng răng hô hàm trên có nhất thiết phải nhổ răng không?
Niềng răng bị hô hàm trên có phải nhổ răng không cũng là băn khoăn của nhiều người. Điều này tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe răng miệng và phương pháp niềng răng bạn lựa chọn.
Trường hợp niềng răng hô hàm trên không cần nhổ răng
Nếu thuộc các trường hợp sau, bạn không cần nhổ răng khi niềng răng hô hàm trên:
– Người niềng răng trong giai đoạn từ 12 – 16 tuổi: Đây được coi là “thời điểm vàng” để chỉnh nha cho các bé. Lúc này, xương hàm của trẻ đang phát triển. Nếu cung hàm hẹp có thể nong rộng mà không cần phải nhổ răng. Sau đó tiến hành niềng răng sẽ nhanh chóng và chính xác hơn.
– Người có cung hàm đủ khoảng trống để răng dàn đều: Nếu bạn bị hô hàm trên do răng mọc chen chúc, nhưng cung hàm vẫn rộng, còn đủ khoảng trống thì cũng không cần nhổ răng.
– Người có hàm răng thưa: Răng bị hô hàm trên nhưng răng thưa, cách xa nhau, còn nhiều khoảng trống thì không cần phải nhổ răng. Các bác sĩ chỉ cần kéo khít răng về đúng vị trí giúp khắc phục tình trạng răng hô, thưa.
Có thể bạn quan tâm: Kỹ thuật niềng không nhổ răng F.A.C.E tại nha khoa Thúy Đức
Trường hợp niềng răng hô hàm trên cần nhổ răng
Nếu rơi vào trường hợp dưới đây muốn niềng răng hô hàm trên, có thể bạn sẽ cần nhổ răng:
– Người có răng mọc chen chúc, lộn xộn quá nhiều, cung hàm hẹp, không nong rộng được, không đủ chỗ cho răng dàn đều. Trường hợp này sẽ cần phải nhổ răng để tạo khoảng trống trên cung hàm, cho răng dịch chuyển về đúng vị trí mong muốn.
– Người có răng mọc bị chìa ra ngoài quá nhiều cũng cần phải tiến hành nhổ răng để đảm bảo thẩm mỹ nụ cười.
Trong trường hợp niềng răng phải nhổ răng, bác sĩ thường nhổ răng số 4 hoặc số 5 để tạo khoảng trống trên cung hàm, giúp răng dịch chuyển về đúng vị trí mong muốn. Răng số 4, số 5 là răng hàm nhỏ, không có chức năng ăn nhai nhiều nên nhổ răng sẽ không ảnh hưởng nhiều đến khả năng ăn nhai.
Ngoài răng số 4 và số 5, niềng răng có thể cần nhổ răng khôn. Vì răng khôn mọc lệch, ngầm tiềm ẩn nhiều nguy cơ viêm lợi, viêm nướu, đâm vào răng bên cạnh,… Trong trường hợp này, dù bạn có niềng răng hay không thì bác sĩ cũng khuyến cáo nên tiến hành nhổ răng khôn để đảm bảo sức khỏe răng miệng cho mình.
Đọc thêm: Nhổ răng số 5 để niềng răng có ảnh hưởng gì không?
Để biết chính xác trường hợp của mình niềng răng có cần nhổ răng hay không, bạn cần đến địa chỉ nha khoa uy tín thăm khám cụ thể. Khi đó, bác sĩ sẽ đưa ra phương án tốt nhất giúp mọi người sở hữu hàm răng chuẩn khớp cắn nhất.
Nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc liên quan đến vấn đề niềng răng, vui lòng liên hệ HOTLINE 093.186.3366 – 086.690.7886 hoặc đăng ký tư vấn (không mất phí) với bác sĩ nha khoa Thúy Đức để được hỗ trợ sớm nhất ĐĂNG KÝ
Please Enter Your Facebook App ID. Required for FB Comments. Click here for FB Comments Settings page